Skip to content Skip to navigation

Tâm lý

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 57

Mỗi người chúng ta cần tạo dựng cho mình những suy nghĩ tích cực để không còn thấy tự ti về bản thân khi tự và bị đem ra so sánh với người khác. Tự so sánh mình với những người khác là một trong những thói quen làm tổn hại nhiều nhất đến sự tự tin và cả lòng tự trọng. Tương tự, khi bạn bị đem ra so sánh cũng khiến cho cái tôi của bạn bị xẹp xuống đi rất nhiều. Giữ vững 5 suy nghĩ tích cực sau sẽ giúp cho bạn không còn cảm thấy bị hạ thấp khi so sánh với những người khác. Mỗi chúng ta khi sinh ra đều có những khả năng nhất định nào đó, không giỏi ở lĩnh vực này thì ở lĩnh vực khác. Đừng vội...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 56

Khi bạn chỉ tập trung vào sự tích cực và duy trì sự tích cực trong cuộc sống của mình, thì nó sẽ trở thành sự tích cực độc hại. "Hãy lạc quan lên!" "Hãy vui lên!" "Tích cực lên nào!" "Chỉ đón nhận những rung cảm tích cực thôi!" Mặc dù nghe có vẻ tốt, những những cụm từ này lại thể hiện sự quá mức của trạng thái lạc quan. Và tất nhiên, cái gì quá thì đều không tốt! Trên thực tế, sự tích cực không phải lúc nào cũng tốt. Việc cố gắng tỏ ra lạc quan khi cảm xúc bên trong không như vậy để lại nhiều hậu quả. Nó được gọi là “toxic positivity”, hay là sự tích cực độc hại. Suy nghĩ tích cực cho bạn...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 55

Có thể nói, áp lực tâm lý trong thi cử là một vấn đề luôn khiến cho chúng ta lo lắng. Rất nhiều các bạn đã gửi mail tâm sự với không gian chia sẻ về những vấn đề tâm lý các bạn ấy đang gặp phải. Làm thế nào bây giờ? Dù muốn hay không, hàng loạt áp lực từ áp lực điểm số, áp lực thi cử đến áp lực cạnh tranh giữa bạn bè đồng trang lứa... đều lũ lượt kéo đến cùng lúc khiến chúng ta mệt nhoài. Trước muôn vàn áp lực như vậy, nhiều người hẳn sẽ đổ gục hoặc chẳng còn động lực làm gì. Dòng suy nghĩ mình rớt môn gì, thiếu bao nhiêu điểm hoặc mình sẽ không còn sự khát khao vào trường danh tiếng, ước mơ...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 53

WETALK - KHÔNG GIAN CHIA SẺ chủ đề “Áp lực đồng trang lứa: Biến áp lực thành động lực” Đã bao giờ bạn nhìn thấy một bài báo về thành tích của một bạn sinh viên trên mạng xã hội và tự nói với bản thân mình phải đạt được thành công y như họ chưa? Ở tuổi thanh thiếu niên, ắt hẳn không ít lần bạn cảm thấy mệt mỏi khi tự so sánh bản thân với những người bạn đồng trang lứa. Điều này không dễ dàng mất đi khi chúng ta trưởng thành. Ngược lại, sự so sánh này càng lan tỏa rộng hơn. Không chỉ dừng lại ở bạn bè, chúng ta tự tạo áp lực lên chính mình khi so sánh bản thân với đồng nghiệp, hoặc những người...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 52

Những câu động viên sáo rỗng: “Vui lên đi. Mọi chuyện cũng sẽ qua thôi”, những lời bình luận “Hãy nhìn vào mặt tích cực” mỗi khi bạn gặp vấn đề, những suy nghĩ “Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi” nhưng rồi vẫn không biết làm cách nào để ổn. Dường như xung quanh chúng ta luôn đề cao những suy nghĩ tích cực và bỏ qua những cảm xúc khác, dẫn đến việc bạn càng ngày càng xem nhẹ các cảm xúc chân thật nhất của mình. Suy nghĩ tích cực có thể mang lại những lợi ích trong cuộc sống và tinh thần trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên cuộc sống này đâu phải chỉ có những mặt tích cực. Đôi khi, những trải nghiệm đau...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 51

Xa nhà, ta biết người ta phải sống với nhau bởi tình thương chứ không phải bằng những tính toán nhỏ nhen, bon chen và ích kỉ. Hãy yêu lấy những người sống bên cạnh ta, cuộc đời có bấy lâu mà phải hững hờ? Và rồi, chúng ta òa khóc vì cảm thấy lạc lõng, cảm thấy bơ vơ giữa chốn đô thành nhộn nhịp, nơi mà không có người thân bên cạnh ta, chỉ có những người bạn mới quen và tất thảy dường như xa lạ. Xa nhà, ta biết phải tự mình đứng dậy khi chẳng may bị gục ngã. Là đủ mạnh mẽ để kiên cường với những chông gai, là không bao giờ cúi đầu trước hai từ “thất bại”, là...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 50

Không lấy gì làm lạ, giới trẻ chúng ta cực kì dễ mất động lực, có khi cả ngày chẳng biết làm gì ngoài việc lướt mạng xã hội trong vô định, chơi game, cày hết phim này sang phim khác và thậm chí chỉ biết trùm chăn lại ngủ từ sáng đến khuya. Cách đây một vài năm, khi mình mới 18, 19 tuổi, mình luôn nghĩ mình có rất nhiều thời gian, nên không cố gắng hết sức để phát triển bản thân và xây dựng một cuộc sống ý nghĩa. Mất động lực là vấn đề nhất thời có cách để giải quyết, nhưng bạn đừng để nó biến thành thói quen, một tuần 7 ngày thì mất động lực hết 6 ngày, không muốn làm bất cứ việc gì cả hay dù...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 49

Tầm quan trọng của việc thấu hiểu chính bản thân mình lớn hơn những gì bạn vẫn tưởng. Đã bao giờ, bạn chợt dừng lại và tự hỏi: "Tại sao mình thấy mệt mỏi đến vậy?". "Tại sao những việc này luôn lặp lại với mình"? Bạn cảm thấy bế tắc, thấy cuộc sống giống như một vòng tuần hoàn không lối thoát, và bạn chẳng thể làm gì ngoài việc bị động giơ đầu ra hứng chịu. Ấy là vì, bạn không hiểu được bản thân mình. Đó là khả năng nghĩ về bản thân - điểm mạnh và điểm yếu - và các mối quan hệ xung quanh bạn.Có điều, rất ít người chịu dừng bước và tự vấn về những gì họ nghĩ, cách họ nghĩ và vì sao họ phải...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 48

Nhiều bạn cảm thấy mặc cảm về ngoại hình, thường tỏ ra rụt rè trong giao tiếp, thậm chí ngại tiếp xúc với người xung quanh, bối rối trong việc xử lý những vướng mắc của mình. Thế là từ đó, chúng mình trở nên không hài lòng với bản thân, chán ghét chính mình và rơi vào tình thế tuyệt vọng nữa. Nếu trạng thái này diễn ra thường xuyên, các ấy có thể đã rơi vào hội chứng tự ti! Tự ti làm các ấy mất đi sự bình tĩnh – sự điều tiết hết sức cần thiết đối với chúng ta. Dần dần, nó khiến chúng ta trở nên e dè, ngại tiếp xúc, chỉ thích sống một mình, xa rời gia đình, bạn bè. Đối với sức khỏe, tự ti sẽ...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 47

Bạn bè, người yêu đã từng thân thiết, yêu thương nhưng dần xa nhau là trải nghiệm bất đắc dĩ mà chúng ta không thể thoát khỏi trong quá trình trưởng thành. Người mà hôm qua chúng ta còn yêu thương, mà hôm nay lại không còn là bạn trên Facebook, những bức hình chung dường như không còn hiện hữu. Bạn nhìn những nick Facebook nhấn like status mình mà không nhớ nổi gương mặt người ấy trông như thế nào. Còn khi đối phương đăng gì đó, bên dưới đầy comment, bạn cũng chẳng biết bình luận gì, vì đọc không hiểu, không tham gia nổi. Không phải bạn không muốn tâm sự, mà vì cơ hội để nói càng ngày càng ít...

Pages

Subscribe to RSS - Tâm lý