Skip to content Skip to navigation

Tâm lý

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 71

Mỗi người sinh ra đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, không ai giống ai. Điều quan trọng là biết cách loại bỏ những điểm yếu và đánh thức những thế mạnh của bản thân. Bằng cách tự tìm lấy cơ hội để nắm bắt, đôi khi còn tự tạo cơ hội ra cho chính mình, đó chính là sự chủ động. Ta thấy người trẻ hiện nay chủ động hơn rất nhiều. Họ chủ động cuộc sống của bản thân mình để không bối rối khi gặp tình huống xấu, chủ động để thành công trong công việc, chủ động phát huy hết những điểm tốt của bản thân,... Cuộc sống luôn có thể mang đến những vấn đề tiêu cực cho bạn vào bất cứ lúc nào. Có thể...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 70

Làm việc nhóm là hoạt động không thể thiếu đối với sinh viên. Nhưng không phải làm việc nhóm luôn là lựa chọn tốt dành cho các bạn, có khi còn dẫn đến nhiều "thảm họa" và mâu thuẫn rắc rối. Trong một nhóm, sự cộng hưởng sẽ tạo ra năng lượng cho mọi người và đồng thời chính điều này sẽ tạo ra năng lượng cho cả nhóm để giúp mọi người làm việc hiệu quả nhất. Vị tha và biết suy nghĩ cho những người xung quanh không chỉ khiến mọi người yêu quý bạn hơn, chính bạn cũng sẽ nhận được những sự giúp đỡ ngoài mong đợi, kết quả làm việc cũng từ đó mà thăng hoa. Chắc hẳn không có gì khó hiểu nhỉ, nhất là...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 69

Câu cửa miệng của Gen Z thời nay là "tôi đang bị trầm cảm", cần được "chữa lành". Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, chỉ 45% Gen Z cho biết sức khoẻ tâm thần của họ ổn hoặc rất tốt - con số này thấp hơn nhiều so với các thế hệ trước đó. Tất cả các nhóm thế hệ trước đều có kết quả tốt hơn với thống kê này, bao gồm millennials (56%), Gen Xers (51%) và Boomers (70%). Điều này cho thấy sức khỏe tinh thần trở thành vấn đề đáng lo ngại đối với giới trẻ hiện nay. Tỉ lệ mắc bệnh tâm lý của giới trẻ tăng cao đột biến. Có nhiều nguyên nhân lý giải vấn đền tại sao thế hệ trẻ ngày ngày dễ mắc bệnh tâm lý hơn...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 68

Có thể nói, áp lực tâm lý trong thi cử là một vấn đề luôn khiến cho chúng ta lo lắng. Rất nhiều các bạn đã gửi mail tâm sự với không gian chia sẻ về những vấn đề tâm lý các bạn ấy đang gặp phải. Làm thế nào bây giờ? Dù muốn hay không, hàng loạt áp lực từ áp lực điểm số, áp lực thi cử đến áp lực cạnh tranh giữa bạn bè đồng trang lứa... đều lũ lượt kéo đến cùng lúc khiến chúng ta mệt nhoài. Trước muôn vàn áp lực như vậy, nhiều người hẳn sẽ đổ gục hoặc chẳng còn động lực làm gì. Dòng suy nghĩ mình rớt môn gì, thiếu bao nhiêu điểm hoặc mình sẽ không còn sự khát khao vào trường danh tiếng, ước mơ...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 67

Suy nghĩ nhiều về một sai lầm trong quá khứ hay lo lắng thái quá về những chuyện ở thì tương lai, là biểu hiện của một “căn bệnh trầm kha” ở chúng ta hiện nay. Hiểu đơn giản nó là hội chứng “overthinking” - dành quá nhiều thời gian để nghĩ hoặc phân tích điều gì đó theo cách có hại hơn là có ích. “Đánh vật” quá khứ, tương lai trong tâm trí - overthinking giống như một kiểu độc thoại nội tâm xuất hiện thường trực trong tâm trí chúng ta; lo lắng và liên tục đưa ra những dự đoán tiêu cực, thảm khốc về tương lai, như sẽ thất bại trong mọi tình huống công việc; lo lắng về việc mất đi những người...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 66

Áp lực đồng trang lứa là hiện tượng xảy ra khi bạn trẻ chịu ảnh hưởng bởi nhóm bạn cùng tuổi, các bạn cùng lớp. Nó hiện diện từ sâu trong tiềm thức, khiến cho Gen Z luôn làm những phép so sánh giữa bản thân với người đồng lứa tuổi, từ đó làm nảy sinh áp lực. Ngoài việc bị áp lực bởi bạn bè cùng lớp, cùng trường, mạng xã hội cũng góp phần không nhỏ trong việc khuếch đại áp lực đồng trang lứa. Phần lớn người trẻ hiện nay dành nhiều thời gian trực tuyến. Điều này tạo điều kiện cho họ được liên tục cập nhật về cuộc sống của người khác thông qua mạng xã hội. Song việc nhìn thấy người khác có cuộc...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 65

Đã gần lắm cái Tết Nguyên đán, và trên mạng xã hội vẫn tràn ngập những câu chuyện chê trách người trẻ ngày càng rời xa các giá trị truyền thống. Nhưng, liệu có quá khắt khe nếu dùng góc nhìn chủ quan của thế hệ “offline” trước đây để dán cho người trẻ chiếc nhãn “vô tâm” mỗi dịp xuân về? Khoảng cách thế hệ đôi khi cũng tạo nên những cách biệt đáng kể trong suy nghĩ, nhìn nhận cuộc sống. Chúng tôi coi Tết là khoảng thời gian để nghỉ ngơi sau một năm làm việc mệt nhoài, dành cho bản thân những khoảng lặng để nghiền ngẫm, nghĩ suy về năm cũ. Bố mẹ coi Tết là...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 64

Tâm lý nạn nhân là một thuật ngữ trong tâm lý học để chỉ một loại tư duy rối loạn chức năng. Những người mang tâm lý nạn nhân thường tin rằng cuộc sống này thật bất công và luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc người khác khi mọi thứ không diễn ra đúng như mình mong muốn. Những người mang tâm lý nạn nhân thường cảm thấy như thể những điều tồi tệ liên tục xảy ra với họ và như tất cả mọi người đang chống lại mình, cho dù đó là người gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp. Xu hướng đổ lỗi cho người khác và tin rằng trải nghiệm tồi là do môi trường, do người khác gây ra. Ngay cả khi họ hiểu mình sai nhưng vẫn...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 63

Xa nhà, ta biết người ta phải sống với nhau bởi tình thương chứ không phải bằng những tính toán nhỏ nhen, bon chen và ích kỉ. Hãy yêu lấy những người sống bên cạnh ta, cuộc đời có bấy lâu mà phải hững hờ? Và rồi, chúng ta òa khóc vì cảm thấy lạc lõng, cảm thấy bơ vơ giữa chốn đô thành nhộn nhịp, nơi mà không có người thân bên cạnh ta, chỉ có những người bạn mới quen và tất thảy dường như xa lạ. Xa nhà, ta biết phải tự mình đứng dậy khi chẳng may bị gục ngã. Là đủ mạnh mẽ để kiên cường với những chông gai, là không bao giờ cúi đầu trước hai từ “thất bại”, là...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 62

Các vấn đề tâm lý liên quan tới căng thẳng trong công việc, học tập nghiêm trọng và phổ biến nhất là hội chứng kiệt sức, đã trở thành nỗi lo ngại lớn của những người trẻ và ngày càng phát triển theo chiều hướng xấu đi nhanh chóng. Thế hệ trẻ “cháy sạch, cháy rụi” dưới áp lực So với các hội chứng tâm lý khác, việc cá nhân nhận ra mình có đang mắc phải hội chứng kiệt sức hay không còn gặp nhiều khó khăn, bởi các triệu chứng của hội chứng này thường dễ bị phớt lờ hoặc coi nhẹ thành các yếu tố khác như mệt mỏi do làm việc nhiều, thiếu ngủ, … Bên cạnh đó, cá nhân những bạn trẻ đã “cháy sạch” cũng...

Pages

Subscribe to RSS - Tâm lý