Skip to content Skip to navigation

Sức khoẻ - Tâm lý

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 29

Chúng ta chỉ muốn chia sẻ với người bạn cho vơi bớt đi nỗi buồn, nhưng đôi khi sự nhiệt thành ngây ngô ấy lại khiến chúng ta trở thành kẻ vô duyên trong mắt mọi người. "Hội chứng thiếu cảm thông" (Empathy Deficit Disorder) - đừng cố tìm nó trong từ điển y khoa; nó chưa phải một khái niệm được công nhận hay nghiên cứu rõ ràng, nhưng người ta thấy nó đâu đó trong cuộc sống và khái niệm này ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Nói gì với những người đang đau khổ? Hay chọn im lặng? Chúng ta thường hay chuyển những cuộc chia sẻ của người khác thành "sân khấu" của mình - những điều họ nói tác động chúng...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 28

Thừa nhận đi, có phải đôi khi bạn cảm thấy chán ghét, muốn đi thật nhanh và thật xa khỏi nhà mình không? Đây là chuyện hoàn toàn bình thường mà ai cũng từng trải qua nên chẳng có gì phải ngại ngùng hay chối đây đẩy cả. Có điều xin nhớ cho rằng trên đời này, không nơi nào có thể so sánh với ngôi nhà của chúng ta, cũng không ai có thể so sánh với những người thân thương, ruột thịt. Bởi bất kể bạn từng ghét bỏ, khó chịu với người thân và gia đình đến đâu thì có thể bảo vệ bạn hết mình, có thể yêu thương bạn vô điều kiện, chỉ có họ mà thôi. Tết này về nhà, không còn thấy thân thuộc với ba mẹ, anh...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 27

Chúng ta ai cũng vậy, ai cũng từng ít nhất một lần trải qua những ngày mà tâm trạng ẩm ương, chợt buồn chợt âu sầu, chợt thấy cô đơn. Khi ấy, chúng ta cảm thấy mình lạc lõng vô cùng giữa bộn bề náo nhiệt của thành phố này. Nỗi cô đơn từ đâu mà có là câu hỏi nhiều người chẳng thể đưa ra đáp án, chỉ biết cảm giác cô độc, bơ vơ như mất đi điểm tựa ấy dần trở thành một gia vị không thể thiếu của những người trẻ hiện đại. Có đôi khi, cảm giác cô độc đến từ việc bạn rõ ràng hiện diện nhưng chẳng được ai quan tâm, dù chỉ là đôi ba câu chúc vu vơ, sáo rỗng. Những mệt mỏi, âu sầu, suy tư cứ tự mình ôm...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 26

Xa nhà, ta biết người ta phải sống với nhau bởi tình thương chứ không phải bằng những tính toán nhỏ nhen, bon chen và ích kỉ. Hãy yêu lấy những người sống bên cạnh ta, cuộc đời có bấy lâu mà phải hững hờ? Và rồi, chúng ta òa khóc vì cảm thấy lạc lõng, cảm thấy bơ vơ giữa chốn đô thành nhộn nhịp, nơi mà không có người thân bên cạnh ta, chỉ có những người bạn mới quen và tất thảy dường như xa lạ. Xa nhà, ta biết phải tự mình đứng dậy khi chẳng may bị gục ngã. Là đủ mạnh mẽ để kiên cường với những chông gai, là không bao giờ cúi đầu trước hai từ “thất bại”, là...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 25

Mấy ngày trời mưa bão, xung quanh bốn bề là nước, thức ăn cũng thiếu trầm trọng. Đọc tin tức mà lòng nghẹn lại. Gia đình ơi, mọi người ổn chứ? Bốn bể là nước, đi học xa nhà mà thấy cảnh quê mình bão lũ, ứa nước mắt trong bất lực, lo lắng vì ở nhà chỉ có ba mẹ, thương quê vô cùng! Những khoảnh khắc ấy chỉ muốn về nhà đến điên dại, chỉ muốn bỏ tất cả về nhà ôm lấy bố mẹ. Bạn nhớ bố mẹ, nhớ những bữa cơm gia đình, bạn chợt thấy hối hận về những lần khó chịu vì mẹ nhắc nhở hay chê ỉ chê ôi mâm cơm mẹ nấu...Hay những bạn sinh viên năm 1, mới xa nhà vừa hơn 1 tháng, tự đi học về, chen chúc xe bus...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 24

Tầm quan trọng của việc thấu hiểu chính bản thân mình lớn hơn những gì bạn vẫn tưởng. Đã bao giờ, bạn chợt dừng lại và tự hỏi: "Tại sao mình thấy mệt mỏi đến vậy?". "Tại sao những việc này luôn lặp lại với mình"? Bạn cảm thấy bế tắc, thấy cuộc sống giống như một vòng tuần hoàn không lối thoát, và bạn chẳng thể làm gì ngoài việc bị động giơ đầu ra hứng chịu. Ấy là vì, bạn không hiểu được bản thân mình. Đó là khả năng nghĩ về bản thân - điểm mạnh và điểm yếu - và các mối quan hệ xung quanh bạn.Có điều, rất ít người chịu dừng bước và tự vấn về những gì họ nghĩ, cách họ nghĩ và vì sao họ phải...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 23

Buông thả bản thân: Một biến chứng từ stress Khi stress đạt đến một mức độ nào đó, chúng sẽ dẫn ta đến sự buông thả, đầu tiên là ăn uống hời hợt, lạm dụng cà phê, và tàn phá giấc ngủ. Một chế độ ăn phổ biến của người trẻ đó là: bữa sáng không ăn gì (bỏ bữa sáng), bữa trưa ăn vội cơm hộp hoặc một món gì đó, chiều đói sẽ gọi quà vặt như trà sữa, bánh ngọt, thức ăn nhanh, tan học chiều tối là không muốn về nghỉ ngơi, ăn thì ít, chơi thì nhiều. Khi stress đạt đến một mức độ nào đó, chúng ta không còn tha thiết tìm kiếm sự quan tâm của mọi người, sự yêu thương từ những người xung quanh. Chúng ta...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 22

Nhìn những người bạn xung quanh mình dễ dàng cho được 7 chấm, 8 chấm mà bản thân mình, vẫn không vượt qua được ngưỡng 6 chấm….. Tôi từ hỏi bản thân mình đã bị gì? Tôi cũng cố gắng? Cũng đi học đầy đủ? Cũng làm việc nhóm. Nhưng kết quả thì chưa bao giờ như những gì tôi muốn. Có nhiều lúc thật sự mình đã rất cố gắng nhưng kết quả lại không như mong muốn. Không biết từ khi nào mà điểm số là thứ khiến mình sợ và ghét nó như thế. Muốn nghỉ học hay dành thời gian nghỉ ngơi cũng không được, phải ngồi tính toán xem mình được bao nhiêu điểm rồi cần phải gỡ những môn nào. Mệt! Bản thân cảm thấy áp lực...

TB thời gian làm việc của Phòng Chăm sóc y tế và Không gian chia sẻ (Mới)

Căn cứ kế hoạch hoạt động năm học 2020 - 2021 và nhu cầu của sinh viên đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần; Phòng Công tác Sinh viên thông tin đến sinh viên về thời gian làm việc của Phòng Chăm sóc y tế và Không gian chia sẻ như sau: - Phòng Chăm sóc y tế: các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu hằng tuần + Buổi sáng: 08:00 - 11:30 + Buổi chiều: 13:30 - 16:30 - Phòng Không gian chia sẻ: thứ ba và thứ sáu hằng tuần + Thứ 3: từ 10:45 - 15:00 + Thứ 6: 11:30 - 16:30 Ngoài thời gian trên, nếu sinh viên gặp vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tinh thần, sinh viên có thể liên hệ Phòng...

Không gian chia sẻ - Buổi trò chuyện truyền cảm hứng số 21

Người chưa từng bật khóc giữa đêm, nghĩa là chưa hiểu cái gọi là mùi đời. Lớn lên dưới vòng tay của ba mẹ, có lẽ ai cũng sẽ có vài phần mơ mộng và nổi loạn. Nhưng sau khi bước vào thế giới của người trưởng thành, chúng ta phải bắt đầu đối diện với thế giới huyên náo một mình. Nhìn đi nhìn lại, nhìn trái nhìn phải, nhìn đông nhìn tây, đâu đâu cũng chỉ hai chữ "lợi ích". Chúng ta thấy được sự phiền não và áp lực cũng ngày một nhiều hơn. Tổn thương, phẫn nộ… rất nhiều cảm xúc tiêu cực cũng theo đó mà tìm tới. Thế giới của người trưởng thành, không ai là dễ sống cả. Chúng ta đeo lên chiếc mặt nạ...

Pages

Subscribe to RSS - Sức khoẻ - Tâm lý