Skip to content Skip to navigation

VIẾT ĐƠN ỨNG TUYỂN NHƯ THẾ NÀO?

Một bộ hồ sơ tìm việc thường bao gồm:

       Thư ứng tuyển

       Sơ yếu lý lịch có dán ảnh

       Các văn bằng, chứng chỉ về học vấn

       Thư giới thiệu (nếu có)

 

  1. THƯ ỨNG TUYỂN

Hình thức và nội dung của Thư ứng tuyển

- Chỉ bao hàm trong khổ giấy A4

- Nếu chữ viết đẹp, bạn nên viết tay, đây cũng là 1 cách tự PR bản thân. Nếu không thì bạn nên đánh máy rõ ràng.

- Thư ứng tuyển cũng gồm 3 phần:

Phần 1:

       Lý do tôi biết thông tin tuyển dụng

       Hiểu rõ cơ quan và yêu cầu của công việc với khả năng và trình độ của bạn

Phần 2:

       Trình bày rõ về học vấn, kinh nghiệm và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của bạn

       Kể 1 số kinh nghiệm mà bạn đã từng trải qua

Phần 3:

       Mong muốn được gặp người có thẩm quyền tuyển dụng để trao đổi hoặc dự phỏng vấn.

 

 
 

 

 

NÊN NHỚ

  • Nhà tuyển dụng sẽ không có thời gian đọc 1 thư ứng tuyển dài lê thê
  • Nhà tuyển dụng sẽ thiếu thiện cảm nếu trình bày sơ sài, sai chính tả và sai văn phạm
  • Phải hiểu rõ về tổ chức mà các bạn nộp thư ứng tuyển
  • Cần ghi đúng họ tên và chức danh người nhận, không ghi kính gửi chung chung.
  • Dùng ngôn từ chuẩn xác và sinh động.
  • Sau khi viết xong, bạn nên đưa cho một số người có kinh nghiệm góp ý.

 

  1. SƠ YẾU LÝ LỊCH (CV- Curriculum Vitae)

Qua CV, nhà tuyển dụng sẽ biết được gì về bạn?

       Học vấn của bạn; Chuyên môn và tay nghề của bạn; Kinh nghiệm làm việc của bạn; Sở trường và sở đoản của bạn

* THẾ NÀO LÀ MỘT CV TỐT?

       Trình bày ngắn gọn, sạch sẽ;

       Không sai chính tả, văn phạm

       Thể hiện đủ thông tin có lợi phù hợp với vị trí công việc mình muốn xin vào

PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA BẠN

- Phần này bạn nên tóm lược thông tin cá nhân của bạn 1 cách ngắn gọn và đầy đủ nhất. Bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở, điện thoại, email.

PHẦN 2: MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP CỦA BẠN LÀ GÌ?

- Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao nếu bạn biết xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn.

- Không phải là mục tiêu chung chung dạng như “tôi sẽ trở thành ….”. Mà phải cụ thề từng giai đoạn. Ví dụ: sau bao nhiêu năm tôi sẽ trở thành gì?…. Chuyên về lĩnh vực gì?…..

PHẦN 3: HỌC VẤN, CHUYÊN MÔN

Hãy liệt kê:

       Các trường (các loại trường đào tạo) mà bạn đã theo học; thời gian; bằng cấp hoặc chứng chỉ; nội dung khóa học

       Các khóa học ngắn hạn, đào tạo

PHẦN 4: KINH NGHIỆM LÀM VIỆC

       Đừng ngần ngại liệt kê chi tiết các công việc bạn đã làm, dù đó là bất cứ việc gì, có lương hay không lương, làm bán thời gian hay chính thức, thực tập, hay đó chỉ là các hoạt động tình nguyện,…

       Nhiều nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao khả năng của bạn thông qua các hoạt động xã hội, vì đó là 1 người năng động, nhiệt huyết và có khả năng làm việc nhóm.

Cần nêu rõ:

       Tên công việc (Tóm tắt nội dung công việc)

       Nơi làm việc

       Tên cơ quan

       Thời gian

       Người xác nhận và số điện thoại, chức vụ (nếu có)