Skip to content Skip to navigation

Sức khoẻ

loai_bai_viet: 
Tâm lý
Bảo hiểm y tế

Bệnh đau mắt đỏ đang gia tăng, cần làm gì để phòng bệnh

Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt còn lại. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh. Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều...

Đau mắt đỏ: Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt

Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa Mắt, người mắc bệnh đau mắt đỏ tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid. Việc lạm dụng corticoid có thể dẫn đến ức chế phản ứng miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt thứ phát, kéo dài thời gian nhiễm trùng hơn, đặc biệt tăng nguy cơ kháng thuốc. Trong một số trường hợp, thuốc chứa dexamethasone sẽ giúp giảm viêm , giảm đỏ mắt nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng bệnh có thể gây tai biến. Khi lạm dụng trong thời gian dài, sẽ làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp (một tình trạng có khả năng gây mù), … Các tai...

Đau mắt đỏ: Hướng dẫn chăm sóc khi mắc bệnh

Bệnh đau mắt đỏ do vi-rút rất dễ lây lan từ người này sang người khác và không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ do vi-rút đều nhẹ. Nhiễm trùng thường sẽ hết sau 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị và không có bất kỳ hậu quả lâu dài nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể mất từ 2 đến 3 tuần hoặc hơn để khỏi. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn thế, bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa. Các biện pháp hỗ trợ điều trị đau mắt đỏ Rửa mắt, giữ vệ sinh mắt sạch sẽ. Về thuốc nhỏ mắt sử dụng trong bệnh đau mắt đỏ, người mắc bệnh có thể dùng nước muối sinh lý (natri...

Ngày Dân số thế giới năm 2023

Ngày Dân số thế giới năm 2023: Nâng cao tiếng nói của phụ nữ và trẻ em gái Khi khủng hoảng leo thang, phụ nữ và trẻ em gái là những người dễ bị tổn thương. Cụ thể, năm 2022 thế giới diễn ra các cuộc xung đột, nạn đói lan rộng và các thảm họa khí hậu lớn với hơn 103 triệu người buộc phải di chuyển đến nơi ở khác trên khắp thế giới. Phần lớn là phụ nữ và trẻ em, nhiều người trong số họ phải vật lộn để tồn tại và đối mặt với các mối đe dọa hàng ngày đối với sức khỏe, quyền, sự an toàn và phẩm giá của họ. Phụ nữ và trẻ em gái chiếm 49,7% dân số toàn cầu, nhưng họ thường bị phớt lờ, quyền của họ...

Sốt xuất huyết: Triệu chứng và cách phòng bệnh

Sốt xuất huyết: Triệu chứng và cách phòng bệnh Triệu chứng Sốt cao đột ngột, liên tục, khó hạ sốt. Các triệu chứng khác: Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, phát ban, đau cơ, đau khớp, đau hố mắt, ... Lưu ý: Đến cơ sở y tế kịp thời để được điều trị sớm khi có 6 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh Sốt xuất huyết sau đây: -Lừ đừ, bứt rứt, bồn chồn -Ðau bụng -Có biểu hiện chảy máu: Chảy máu chân răng, mũi, ói máu, đi cầu phân đen, có kinh bất thường ở nữ -Khó thở, thở nhanh -Nôn ói nhiều -Ở trẻ em cần lưu ý: Trẻ có biểu hiện bỏ ăn, bỏ bú, mệt mỏi dù hết sốt Phòng bệnh: 7 nguyên tắc triệt nơi sinh sản của muỗi...

Tăng cường công tác phòng dịch bệnh Covid-19 và Bệnh Marburg

Trong tháng 03/2023, mỗi ngày thành phố ghi nhận từ 1-3 ca bệnh xác định. Từ ngày 12/4 đến ngày 16/04, trung bình mỗi ngày ghi nhận 7 ca, riêng ngày 15/4 hệ thống ghi nhận 12 ca bệnh xác định. Tổng số ca xác định ghi nhận từ đầu năm 2023 đến nay (01/01/2023 đến 16/04/2023) tại thành phố Hồ Chí Minh là 181 ca. Số ca mắc, nhập viên do COVID-19 tại TP.HCM đang có chiều hướng tăng nhẹ trong thời gian gần đây. Trong tuần 15, thành phố ghi nhận 33 ca xác định COVID-19, tăng hơn 6 lần so với trung bình bốn tuần trước đó. Cần tiếp tục phòng bệnh theo thông điệp V2K: khử khuẩn, khẩu trang và tiêm vắc...

Bệnh sốt xuất huyết do virus Marburg

Virus Marburg là gì? Marburg virus được phát hiện lần đầu vào năm 1967 tại một phòng thí nghiệm tại Marburg và Frankfut , Đức khi gây bệnh sốt xuất huyết và cũng thời gian đó là tại Serbia. 31 bệnh nhân là nhân viên phòng thí nghiệm và thân nhân chăm sóc họ. 7 ca tử vong. Nguyên nhân là do tiếp xúc với mô của loài khỉ xanh lá nhập khẩu từ Châu Phi. Bệnh điển hình thường gây dịch ở các nước Châu Phi, vùng Tây Sahara. Ký chủ của loại virus này là loài dơi ở Châu Phi, Rousettus aegyptiacus. Loài dơi này nhiễm virus nhưng không biểu hiện bệnh. Tuy nhiên nếu động vật hay người nhiễm bệnh này có...

Hỏi - Đáp về bệnh sốt xuất huyết Dengue

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus lây truyền qua muỗi, gây các triệu chứng giống như cúm nặng, đôi khi có thể dẫn tới biến chứng và gây tử vong được gọi là sốt xuất huyết Dengue nặng. Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ mắc mới sốt xuất huyết Dengue tăng trên 30 lần trong vòng 50 năm qua. Theo ước tính, có tới 50-100 triệu trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue hàng năm ở trên 100 nước có bệnh dịch lưu hành, tức là gần một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh. Khi tiến triển thành sốt xuất huyết Dengue nặng, giai đoạn nguy kịch diễn ra trong khoảng 3-7 ngày sau khi...

Pages

Subscribe to RSS - Sức khoẻ