Skip to content Skip to navigation

Bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp phòng tránh

Bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp phòng tránh

Bệnh Sốt xuất huyết là bệnh do siêu vi trùng Dengue gây ra. Đây là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây lan chủ yếu do loại muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành. Loại muỗi vằn này thường ở trong nhà, trong các góc tối tăm và các nơi ẩm thấp, thường hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm. Vì đây là 1 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nặng có thể gây tử vong do trụy tim mạnh hoặc do bị xuất huyết ồ ạt….chính vì thế việc hiểu được nguyên nhân, triệu chứng bệnh sốt xuất huyết là rất cần thiết cho bạn và tất cả mọi người, để phát hiện được bệnh sớm hơn để có cách điều trị phù hợp.

Nguyên nhân bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết thường có 2 nguyên nhân chủ yếu thường gây ra bệnh:

  • Do siêu vi trùng Dengue gây ra
  • Do muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành. Đây là nguyên nhất phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất

Biểu hiện của bệnh:

Thể bệnh nhẹ: 

  • Sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt.
  • Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
  • Có thể có nổi mẩn, phát ban.

Thể bệnh nặng:

Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

  • Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
  • Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.

Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy bằng cách:

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

+ Thả cá  vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng, bọ gậy.

+ Tháo rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

- Phòng chống muỗi đốt:

+ Mặc quần áo dài tay.

+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.

+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...

+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác

 Cách điều trị sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng do vậy cần xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh để có thể tìm ra giải pháp điều trị kịp thời:

- Giai đoạn điều trị tại nhà: bệnh nhân chỉ có biểu hiện sốt dột ngột từ 2 đến 7 ngày, biện pháp điều trị cần bù nước cho bệnh nhân.

- Giai đoạn cần đưa bệnh nhân nhập viện trong thời gian ngắn (12- 24h): bệnh nhân không thể điều trị bằng cách bù nước bằng đường uống thông thường kèm theo biểu hiện xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc niêm mạc.

- Giai đoạn cần đưa người bệnh nhập viện trong thời gian dài (>24h): bệnh nhân có biểu hiện sốt li bì, chân tay lạnh, mạch đập yếu, ho, viêm họng, khó thở kèm theo các biểu hiện của giai đoạn 2.