Skip to content Skip to navigation

Sốt siêu vi

Sốt siêu vi (sốt virus) thường xuất hiện ở mùa nắng nóng ở cả người lớn và trẻ em với các biểu hiện: sốt cao trên 38.5độ, nhức đầu, mệt mỏi, đau bụng, rối loạn tiêu hóa và thường nổi đốm đỏ sau 3-7 ngày sốt.

 

I. Triệu chứng sốt siêu vi: 9 biểu hiện của sốt siêu vi thường gặp nhất

1. Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt siêu vi, thường từ 38-39 độ C, thậm chí lên đến 40-41 độ C.

2. Đau đầu

- Đây cũng là biểu hiện thường gặp của sốt siêu vi, bệnh nhân thường có dấu hiện quay cuồng, nhức đầu dữ hội, trong đầu có cảm giác chao đảo, nguyên nhân do sốt nên tuần hoàn máu mạnh và mạch máu căng ra.

- Khi sờ vào hai huyệt thái dương của người bệnh đang đau đầu thì có thể cảm giác thái dương đập mạnh.

- Người đau đầu có xu hướng nhắm nghiền mắt và nằm co lại, li bì đi vì choáng váng. Lúc này trông người bệnh khuôn mặt như phù nề, mắt sưng húp.

3. Viêm đường hô hấp: Kèm theo sốt và đau đầu là các biểu hiện viêm đường hô hấp như viêm họng (họng bị sưng tấy, đỏ), rát họng, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi.…

4. Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt, mắt người bệnh lờ đờ.

5. Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn, người lớn cũng có thể nôn mửa, chủ yếu là do viêm họng, kích thích chất nhầy.

6. Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt siêu vi, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt vì bệnh đã qua thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh.

7. Đau nhức mình mẩy: Thường xảy ra ở trẻ em ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc. Người lớn cũng có thể có triệu chứng này.

8. Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt siêu vi do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là đại tiện lỏng (tiêu chảy), không có máu, chất nhầy.

9. Viêm hạch: Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.

II. Điều trị sốt siêu vi

Các bệnh do sốt siêu vi gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Do đó, các biện pháp thường áp dụng là:

- Hạ sốt : Thường dùng paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ/lần.

            - Chườm mát: Lau mình bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để  nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.

- Chống co giật: Nếu sốt cao  thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những người có tiền sử co giật khi sốt cao.

- Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.

- Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

- Dinh dưỡng: Cho ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng.

- Tránh uống rượu bia, chất có cồn.

- Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.

- Phải đưa người bệnh đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sốt siêu vi: sốt cao trên 39 độ C, đặc biệt là trên 39,5 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng, lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục và tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

III  Phòng ngừa

- Hạn chế tiếp xúc thường xuyên với người bệnh.

- Luôn mang khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.

- Đảm bảo vệ sinh ăn uống, môi trường sống thoáng mát ,sạch sẽ.

                                                                                                                                                Nguồn:  Internet.